Hương vị tạo nên thương hiệu đặc biệt cho bánh đậu xanh Hải Dương
|Bánh đậu xanh Hải Dương là một đặc sản của tỉnh Hải Dương. Bánh đậu xanh là hàng hoá được bán ở nhiều siêu thị lớn của cả nước và được xuất khẩu đến một số nước trên thế giới.
Đặc sản bánh đậu xanh Hải Dương Biết chế biến các món ăn tinh khiết hợp khẩu vị là một phương diện văn hoá, hơn thế còn là một khẩu hiệu văn minh của mỗi địa phương, mỗi dân tộc. Bánh đậu xanh Hải Dương Hiện nay, báo ảnh nhiều nước thường dành một trang in mầu trang trọng giới thiệu các món ăn tiêu biểu của dân tộc mình, ở nước ta tục chế biến các món ăn truyền thống hình thành rất sớm, nhất là các loại bánh. Truyền thuyết cho hay, tục làm bánh trưng, bánh dày đã có từ thời Hùng Vương. Bánh đậu xanh Hải Dương đặc sản quà tặng
Chế biến các loại bánh từ lâu đã trở thành nghề nghiệp của nhiều gia đình trong từng địa phương. Trong số những đặc sản của tỉnh Đông xưa phải kể đến bánh đậu xanh của thị xã Hải Dương. Nguyên liệu để chế tạo nên loại bánh này không phải khai thác ở đâu xa mà lấy ngay từ hoa mầu của đồng nội, hương vị của vườn quê. Thành phần của bánh cũng đơn giản: Đậu xanh, đường kết tinh, mỡ lợn, tinh dầu của hoa bưởi. Những nguyên liệu này đều phải chọn lọc, chế biến tinh khiết.
Đậu xanh chọn loại mỏng, mẩy, phơi khô kiệt, quây cót có một lượt chống ẩm, khi sử dụng trần qua nước sôi, vớt hết hạt lép, lửng, mọt rồi rang khô, xay vỡ, sảy sạch vỏ, cho vào chảo rang nhỏ lửa để nhân đỗ chín vàng. Đỗ rang xong đổ vào cối xay để xay nhỏ, điều tiết cho đỗ chảy thật chậm để bột nhỏ mịn.
Xay xong dùng rây bột loại mau rây lọc những mảnh vải vụn mà khi xay còn sót lại để cho bột mịn, mượt. Mỡ khổ còn tươi, lột da, rán nhỏ lửa để mỡ không bị cháy, vàng, rán xong lọc qua vải màn, loại bỏ những mẩu tóp nhỏ để mỡ trong suốt và thơm. Đường kết tinh hoà nước, lọc sạch bằng lòng trắng trứng cô đặc để khi hoà với bột đậu chóng nhuyễn đều, khi ăn không có cảm giác sạn.
Tinh dầu hoa bưởi, chưng cất bằng phương pháp thủ công, trong đó có một số chất phụ gia như mùi già, rễ tòng bài.
Bốn nguyên liệu trên được pha với nhau theo một tỷ lệ hợp lý, vượt quá tỷ lệ đó sẽ dẫn đến chất lượng bánh kém.
Giấy gói phải chọn giấy bóng kính, nếu dùng giấy nilon bánh sẽ chóng mất phẩm chất. Nhãn cầu in nhiều mầu vàng, để hoà với mầu sắc của bánh.
Bánh được đóng thành từng khẩu vuông, mười khẩu gói thành một bánh hình chữ nhật theo 5 hàng hai. Kích thước ổn định (8,5 x 3,2 x 1,1cm) nặng 45 gam.
Bánh đậu xanh của thị xã Hải Dương trước cách mạng tháng Tám có nhiều cửa hiệu sản xuất như Mai Phương, Hoa Mai, nhưng nổi tiếng nhất là Bảo Hiên và Cự Hương.
Bánh đậu xanh Hải Dương nhãn hiệu rồng vàng đã có mặt khắp thị trường Bắc Kỳ và bốn lần tham gia hội chợ đều được giải. Đã một thời khách vãng lai qua thị xã Hải Dương không quyên mua bánh đậu rồng vàng làm quà cho người thân. Từ cụ già đến cháu nhỏ mỗi khi nhận được tấm bánh đậu đều phấn chấn, ngăm sngiá từ giấy gói trong veo, bóng láng cái nhãn nhiều mầu ưa nhìn.
Khi bỏ khẩu bánh vào miệng thì nó lập tức tan biến, chỉ còn lại vị bùi béo, ngọt đậm và thoang thoảng mùi hương hoa bưởi tưởng như đang sống giữa mùa xuân. Tâm đắc nhất vẫn là các bậc lão thành vào ban đêm giao thừa, chưng đèn thật sáng, thắp hương vòng bài, pha chà
Chính Thái, ướp hoa ngâu, bóc phong bánh đậu nhấm nháp từng khẩu với nước chè để tận hưởng cái hương vị đặc sắc của quê hương, rồi cùng bạn đời suy nghĩ về những gì đã qua và chờ đón một chu kỳ mới của thiên nhiên.
Người Hải Dương đi xa, nhìn thấy bánh đậu xanh như nhìn thấy quê hương lòng rạo rực nhớ quê. Khách muôn phương thấy bánh đậu xanh lại nhớ đến một thị xã nhỏ xinh êm đềm cư dân thuần hậu giữa đồng bằng châu thổ, nơi ấy có đường bộ, đường sắt, đường thuỷ đi qua.
Những người luống tuổi hôm nay vẫn còn trong ký ức hình ảnh và hương vị bánh đậu xanh Bảo Hiên và Cự Hương xưa: chủ hiệu Bảo Hiên là bà Nguyễn Thị Nhung, mở hnàg làm bánh từ đầu thế kỷ XX, khoảng năm 1922 khi tuổi còn đôi mươi. Làm bánh đậu là nghề bà được thừa kế của gia đình từ nhỏ.
Tuy chồng mất sớm để lại một đàn con nhỏ, bà Nhung vẫn đảm đương một cửa hiệu có trên 30 thợ, làm việc ngày 2 kíp, sản xuất hàng tạ bánh mỗi ca. Buôn bán lấy lòng tin làm đầu. Sáng sáng vài chục khách đến nhận hàng, chỉ cần ghi số lượng, chiều tối hoặc ngày sau thanh toán.
Khi bánh mất phẩm chất bị huỷ ngay để giữ gìn tín nhiệm. Nguyên liệu mỗi lần nhận hàng toa tầu đường trắng kết tinh loại tốt từ Tuy Hoà ra, từng thuyền lớn chở đậu xanh từ Lục Nam xuống và hàng tạ mỡ khổ từ lò mổ chở tới. Tinh dầu hoa bưởi thì nhà tự chưng cất lấy.
Cửa hiệu tấp nập hoạt động nhịp nhàng suốt ngày đêm. Mọi việc từ kỹ thuật, giao dịch quản lý, kế toán, điều hành công nhân…chỉ có một phụ nữ với một quyển sổ, một bàn tính cùng đàn con líu ríu bên mình. Với bàn tay tài hoa và khối óc năng động ấy, bánh đậu xanh Hải Dương nổi tiếng, rồi trở thành đặc sản và hiệu Bảo Hiên Rồng Vàng trở thành một hiệu lớn của tỉnh Đông.
Cùng với Bảo Hiên bánh đậu xanh Cự Hương cũng rất nổi tiếng về chất lượng tuy sản lượng không lớn. Cự Hương có hai loại bánh: Bánh ướt và bánh khô chất lượng đều cao. Bánh cự Hương đã từng sản xuất ở Hà Nội, nhưng khi xa đất mẹ bánh đậu thật khó phát huy.
Kháng chiến bùng nổ, rồi chiến tranh kéo dài, thị trường bánh đậu bị thu hẹp. Hoà bình lập lại, bánh đậu xanh Rồng Vàng vào tổ chức sản xuất công tư hợp doanh, rồi tiến lên quốc doanh. Qua nhiều năm tồn tại bánh đậu xanh không thiếu trên thị trường, trong đó có nhiều loại bánh kém phẩm chất với nhãn hiệu và giấy bao gói khác nhau, nhưng tiếng tăm và hương vị của nó chỉ còn trong ký ức.
Từ năm 1986, đất nước có nhiều đổi mới, một nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần được quan tâm và thừa nhận. Nền kinh tế quốc gia như nắng ấm đầu xuân tạo cho trăm hoa đua nở. Trong bối cảnh ấy, bánh đậu xanh Hải Dương được phục hồi và phát triển.
Người tiên phong trong mặt hàng này là ông Đoàn Văn Đạt nguyên là một quân nhân về mất sức, học hành có hạn, ông từng trải làm nghề thợ mộc, nuôi lợn, làm bánh quy bằng bột sắn, tuy gian khổ nhưng đều thành công. Năm 1986, nhờ giúp đỡ của nghệ nhân cũ, ông quyết tâm khôi phục danh tiếng của bánh đậu xanh Hải Dương, một đặc sản của địa phương. Ông bỏ ra hàng triệu đồng để mau sắm trang thiết bị, công cụ sản xuất, in nhãn giấy bóng kính bao gói, mong sao lại nguyên bản hình thức và chất lượng bánh đậu xưa và nâng cao đổi mới một số địa phương diện.
Du lịch Hải Dương giá rẻ Với nhãn hiệu Nguyên Hương nhưng không phải Rồng Vàng mà là hình tượng Phượng Hoàng, ông hy vọng giữ nguyên chất lượng của bánh đậu xanh Hải Dương và để nó bay cao, bay xa đến mọi miền đất nước và những xứ sở xa xôi mang theo hương vị của quê hương. Du lịch Hải Dương Tại hội chợ Thủ công mỹ nghệ toàn quốc đầu năm 1987, bánh đậu xanh Nguyên Hương được thưởng Huy Chương bạc, năm sau được Huy Chương vàng. Đây là phần thưởng cao nhất cho bánh đậu xanh Hải Dương kể từ sau ngày thị xã được giải phóng. Sau sự kiện này đã thúc đẩy việc phát triển và nâng cao chất lượng của bánh đậu xanh. Tour du lịch Hải Dương